Cách những người hiện đại bảo vệ trí tuệ của mình

Trí tuệ của con người là sản phẩm vô hình của tạo hóa. Nhưng đôi khi nó sẽ trở nên sinh động thông qua cách thức thực hiện của cá nhân, tổ chức. Vậy làm thế nào để bảo vệ chính thương hiệu của mình?

Thương hiệu cũng như những đứa con vậy, là do chúng ta “mang nặng đẻ đau” mà sinh ra. Việc đầu tiên mà chúng ta cần làm sau khi sinh con là khai sinh thương hiệu tại cục sở hữu, để pháp luật bảo vệ, xã hội công nhận, tránh việc thương hiệu bị hẫng tay trên.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Hiện thực hóa ý tưởng bằng hình ảnh

Trước khi có thể đăng ký được thương hiệu, bạn phải có logo - đại diện cho thương hiệu, là nơi hội tụ những ý tưởng của bạn về thương hiệu của mình. Nơi mà khách hàng của bạn chỉ cần nhìn thấy là đã hiểu được bạn muốn giải quyết nhu cầu, mong muốn gì cho khách hàng.

- Nhãn hiệu của bạn có độc quyền?

Bước này là bước quan trọng, để xác định sơ bộ nhãn hiệu của bên khác giống, trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bạn không? Việc này sẽ ảnh hưởng tới quyết định bạn cần phải làm gì tiếp theo để có được văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền.

Để làm được điều này, bạn có thể tự tra cứu hoặc nhờ một bên thứ 3 tra cứu thông tin về nhãn hiệu tại thư viện số của cục sở hữu trí tuệ:

Trong phần tra cứu nhãn hiệu này, bạn chỉ cần nhớ những điểm sau: Thương hiệu của bạn tên gì, bạn đăng ký kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ gì dưới nhãn hiệu của bạn. Vậy là đủ để bạn tra cứu đúng tới 90% rồi đó.

- Điền thông tin tờ khai nhãn hiệu

Mô tả nhãn hiệu

Mô tả nhãn hiệu là một phần của tờ khai nhãn hiệu, tại đây nhãn hiệu của bạn phải được mô tả một cách đơn giản, trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Bao gồm phần hình và phần chữ, màu sắc.

Thông tin của Chủ Đơn, Đại Diện Chủ Đơn

Phần thông tin này vô cùng đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng. Nhưng có nhiều trường hợp khách hàng xem nhẹ những thông tin này. Phần thông tin này sẽ được niêm yết trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài ra, trong quá trình xét duyệt nhãn hiệu về mặt hình thức và nội dung, cục sở hữu sẽ gửi các thông báo về việc chấp nhận đơn hay không chấp nhận đơn kèm theo lý do. Nếu như thông tin ở phần này bị sai, hoặc bị thiếu sẽ làm gián đoạn việc bảo hộ nhãn hiệu của các bạn. Vậy nên, thông tin dù đơn giản, nhưng cũng khiến nhiều khách hàng bị lao đao và mất cơ hội được bảo vệ thương hiệu của mình mà không hề hay biết.

Thông tin nhóm sản phẩm, dịch vụ

Dựa trên các sản phẩm, dịch vụ của bạn mà chúng ta tra cứu trong bảng Ni-xo có trên trang của Cục sở hữu trí tuệ. Các bạn cần nêu rõ các sản phẩm, dịch vụ, mã số theo đúng hướng dẫn của cục sở hữu, để đảm bảo việc xét duyệt về mặt hình thức được diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra không để lãng phí, tránh rủi ro phải đăng ký bổ sung nhóm ngành nghề dịch vụ, bạn cần lựa chọn những sản phẩm dịch vụ ở các nhóm giống, gần giống với sản phẩm, dịch vụ của mình nhất. Đây là một phần thông tin khó nhất, quan trọng nhất của tờ khai bảo vệ thương hiệu. Nên các bạn cần lưu ý, nếu không làm được có thể nhờ hỗ trợ từ bên thứ 3, hoặc có thể gọi cho Asoka để được tư vấn và thực hiện dịch vụ dễ dàng nhé.

- Ký và nộp hồ sơ lên cục sở hữu

Ký tờ khai bảo hộ nhãn hiệu là một khâu cũng quan trọng không kém mặc dù nó vô cùng đơn giản. Nếu là cá nhân, hộ kinh doanh sẽ ký khác so với doanh nghiệp. Chỉ cần kí sai, kí nhầm, thừa thiếu những thông tin: chức danh, họ tên đều có thể bị cục sở hữu gửi công văn về yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

- Hồi hộp chờ thông báo kết quả của cục sở hữu

03 mốc thời gian mà bạn cần quan tâm để không bị quên, nếu có bất cứ vấn đề gì có thể gọi vào hotline của cục sở hữu để được giải đáp.

(i) Một tháng sau khi nộp hồ sơ, cục sẽ có công văn phê duyệt về mặt hình thức.

(ii) 10 - 12 tháng, cục sẽ có công văn xét duyệt về mặt nội dung.

(iii) Sau 1-1,5 năm cục sẽ có công văn cấp văn bằng Bảo hộ nhãn hiệu.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có vẻ dễ mà không dễ chút nào, vì thế để đảm bảo hồ sơ của bạn không bị sửa chữa, rủi ro về việc bị từ chối bảo hộ, thì hãy cố gắng thực hiện theo đúng hướng dẫn của cục sở hữu trí tuệ nhé!