Các phương thức xử lý tài sản đảm bảo: Sao cho đúng pháp luật?

Một trong các phương thức xử lý TSBĐ là bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (gán nợ). Vậy, bên bảo đảm ở đây phải đồng thời là bên có nghĩa vụ.

Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (gán nợ). Vậy, bên bảo đảm ở đây phải đồng thời là bên có nghĩa vụ. Do đó, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 3 phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảmlà bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (gán nợ). Vậy, bên bảo đảm ở đây phải đồng thời là bên có nghĩa vụ. Do đó, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng.

Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảmkhác. Trong khi đó, khoản 1 Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015quy định: “tài sản bảo đảmphải thuộc sở hữu của bên bảo đảm”. Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015không khẳng định bên bảo đảm phải là bên có nghĩa vụ.

Do đó, bên thứ ba có thể bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Từ đây cho thấy, không có lý do gì mà lại hạn chế quyền của chủ nợ đối với tài sản bảo đảmlà tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vì vậy, cần sửa đổi BLDS theo hướng cho phép sự thỏa thuận về phương thức “gán nợ” đối với cả tài sản của bên thứ ba khi đưa ra bảo đảm.

- Việc giao tài sản bảo đảm để xử lý

Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015không quy định quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm và chỉ quy định trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Đây là một “bước lùi” về quyền của bên nhận bảo đảm trong pháp luật về giao dịch bảo đảm. Bởi lẽ, khi nhận bảo đảm, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảmĐ nếu phát sinh vi phạm của bên có nghĩa vụ và quyền xử lý tài sản này bao gồm cả quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Đây là quyền đương nhiên của bên nhận bảo đảm, thiếu quyền này việc xử lý tài sản không khả thi.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng không cho phép bên nhận bảo đảm khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan công quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an) trong việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý trong khi thực tiễn cho thấy, bên nhận bảo đảm (đặc biệt là các ngân hàng thương mại) triển khai khá hiệu quả cơ chế này.

Ở một số nước trên thế giới, thu giữ tài sản bảo đảmlà quyền cơ bản của bên nhận bảo đảm trong xử lý tài sản bảo đảm. Ví dụ, thông qua UCC, các đạo luật và án lệ, Mỹ xây dựng một cơ chế rất hiệu quả để chủ nợ có bảo đảm xử lý tài sản bảo đảmmà không phải khởi kiện ra tòa án, đồng thời cũng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bảo đảm cũng như các chủ thể có liên quan khác.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.