Các loại lãi suất theo Bộ luật Dân sự năm 2015

Quy định mới về mức lãi suất trong BLDS năm 2015 nhận được cả phản hồi tích cực và tiêu cực từ các chuyên gia. Việc áp dụng mức lãi suất quá cao, "lãi mẹ đẻ lãi con" là vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý nếu có thỏa thuận trong hợp đồng.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Qua nghiên cứu, các chuyên gia pháp luật đã tổng kết được, trong BLDS năm 2015 tồn tại 04 (bốn) loại lãi suất, đó là lãi suất cho vay, lãi suất chậm trả nợ gốc, lãi suất chậm trả nợ lãi và lãi suất chậm trả khác.

Lãi suất cho vay

Điều 468 của BLDS năm 2015 quy định: "Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất".

Lãi suất cho vay là lãi suất do trả chậm tài sản vay và được áp dụng mức trần là 20%/năm.

Lãi suất chậm trả nợ gốc

Khoản 5, Điều 474, BLDS năm 2005 quy định: “5) Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ” tức là phải trả mức lãi suất 9%/năm kể từ năm 2011 đến trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực hoặc khi có Quyết định của Thống đốc của Ngân hàng nhà nước về thay đổi mức lãi suất bằng tiền đồng Việt Nam.

Còn tại khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015 quy định về “nghĩa vụ trả nợ của bên vay” như sau:
5) Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: (a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; (b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo quy định này, mức lãi suất do chậm trả nợ gốc quá hạn tối đa được tính là 50% của 20%/năm, tức là 10%/năm, đã cao hơn 9%/năm so với khoản 5 Điều 466 BLDS 2005 là 1%.

Bên cạnh đó, theo quy định này lãi suất chậm trả nợ gốc nay sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lãi suất vay. Đặc biệt, nếu các Tổ chức tín dụng được phép cho vay tới 70%/năm như đã nêu trên, thì lại được phép tính lãi suất chậm trả lên tới 105%/năm.

Lãi suất chậm trả nợ lãi

Quy định về lãi suất chậm trả nợ lãi – hay còn được hiểu là lãi mẹ đẻ lãi con theo cách hiểu thông thường của người dân đã được quy định trong BLDS năm 2015 tại điểm a khoản 5 Điều 466. Quy định tại điểm này không chỉ áp dụng đối với việc áp lãi suất cho khoản nợ gốc quá hạn mà còn áp dụng đối với việc chậm trả lãi. Nghĩa là khoản lãi suất trên nợ gốc sau khi quá hạn sẽ được tính lãi suất như đối với nợ gốc. Quy định này vô tình tạo thêm gánh nặng cho người vay tài sản, đặc biệt đối với các trường hợp vay lãi cao vượt mức lãi suất trần.

Lãi suất chậm trả khác

Đối với các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, như đối với trường hợp quy định về trách nhiệm do giao vật không đồng bộ tại Điều 438 BLDS năm 2015 thì “trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này” và Điều 436 trong BLDS năm 2005 quy định: “2. Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ”.

Trong trường hợp chậm thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ dân sự do giao vật không đồng bộ, ngoài việc phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể mua hàng hóa, thì bên bán còn phải chịu trả lãi đối với số tiền mà bên mua đã giao theo lãi suất của Ngân hàng nhà nước quy định trong thời gian chưa giao đúng hàng hóa theo thỏa thuận.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.