Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể trong pháp luật lao động 2017

Trong quá trình làm việc thì không thể tránh khỏi người lao động bị đối xử không công bằng. Để bảo vệ người lao động thì pháp luật lao động đã quy định các trường hợp, các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia quan hệ lao động.


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198






Điều 8 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lao động như sau:

"1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật".

Bình luận

Nếu nhìn vào các hành vi bị Bộ luật nghiêm cấm thực hiện có thể thấy rõ quan điểm của nhà làm luật là tập trung bảo vệ người lao động. Các hành vi bị cấm tập trung ở các nhóm: phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức, lợi dụng, ép buộc, dụ dỗ, lừa gạt, sử dụng người lao động trái pháp luật, đều bám sát các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, nội dung cấm đều thuộc về hành vi của người sử dụng lao động đối với người lao động. Trong các hành vi nêu trên, hành vi phân biệt đối xử là nghiêm trọng nhất, tiếp đến là hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức sử dụng lao động.

Các loại hành vi nêu trên đã được Tổ chức Lao động quốc tế đặc biệt nghiêm cấm, trong đó hành vi phân biệt đối xử và cưỡng bức lao động là hai loại hành vi nghiêm trọng đã được Tổ chức Lao động quốc tế nêu trong Tuyên bố chung về các nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc năm 1998. Hành vi “quấy rối tình dục” là hành vi lần đầu tiên được ghi trong Bộ luật Lao động của Việt Nam, chủ yếu mang tính chất phòng ngừa do tính phức tạp của quan hệ lao động, quan hệ chủ thợ nơi công sở, doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Bên cạnh những hành vi cấm liên quan đến thể chất, tinh thần, pháp luật còn nghiêm cấm người sử dụng lao động sử dụng quyền lực và tính lệ thuộc của người lao động để trục lợi, bóc lột. Đơn cử như việc buộc người lao động làm những việc trái luân lý, làm việc với cường độ cao, kéo dài thời gian, đặc biệt trong giai đoạn thử việc, tập nghề, sử dụng lao động vị thành niên; lợi dụng chiêu trò quảng cáo để lừa gạt người lao động sau đó thoái thác trách nhiệm. Tình trạng vi phạm những điều cấm của pháp luật đã và đang tồn tại trong thực tế, tuy nhiên để phát hiện, xử lý là không dễ dàng, do đó rất cần sự hợp tác của Công đoàn và người lao động nơi người sử dụng lao động có vi phạm.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.