Bồi hoàn chi phí thuê luật sư

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (Nguyên đơn) ký hợp đồng mua bán với Công ty Trung Quốc (Bị đơn). Phía Việt Nam đã giao hàng nhưng không được thanh toán nên đã khởi kiện ra VIAC.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (Nguyên đơn) ký hợp đồng mua bán với Công ty Trung Quốc (Bị đơn). Phía Việt Nam đã giao hàng nhưng không được thanh toán nên đã khởi kiện ra VIAC. Bên cạnh yêu cầu thanh toán khoản tiền còn thiếu cũng như tiền lãi chậm trả (được Hội đồng Trọng tài chấp nhận), phía Việt Nam còn yêu cầu phía Trung Quốc thanh toán chi phí thuê luật phục vụ cho vụ kiện. Cuối cùng, yêu cầu bồi hoàn chi phí thuê luật sư không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Quan điểm và ý kiến cá nhân:
Ở đây, Hội đồng Trọng tài đã xét rằng “Trong tranh chấp về việc không thực hiện đúng hợp đồng, chi phí thuê luật sự là một thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng nên bên không thực hiện đúng hợp đồng phải bồi thường. Trong vụ kiện này, Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng và dẫn đến tranh chấp nên Nguyên đơn được yêu cầu Bị đơn thanh toán chi phí thuê luật sư như một loại thiệt hại được bồi thường. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng cũng như trong Hồ sơ vụ kiện, Nguyên đơn không đưa ra yêu cầu cụ thể và cũng không cung cấp chứng cứ về chi phí thuê luật sư nên Hội đồng Trọng tài không xem xét vấn đề này”.
Trong tố tụng tại Tòa án hiện nay có quy định không theo hướng bên thắng kiện được bồi hoàn chi phí thuê luật sư. Cụ thể, khoản 3 Điều 144 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định “chi phí cho luật sư do người yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác". Với nội dung này, nếu không có thỏa thuận của các bên đương sự, chi phí thuê luật sư do bên yêu cầu luật sư tự gánh chịu và thực tế không hiếm trường hợp Tòa án đã từ chối yêu cầu bồi hoàn chi phí thuê luật sư trong tố tụng dân sự
Trong vụ việc trên , không phải chi phí luật sư trong tranh chấp về vi phạm hợp đồng không được bồi hoàn. Thực tiễn giải quyết Chẳng hạn , theo một Phán quyết trọng tài năm 2013 của Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC, “ngoài ra, Nguyên đơn còn đưa ra chứng cứ chứng minh đã phải thanh toán chi phí luật sư phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp là 50.000.000 VND. Hội đồng Trọng tài nhận thấy khoản chi phí luật sư như trên gắn liền với việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn và là hợp lý trên cơ sở tính chất của vụ việc nên là một loại thiệt hại được chấp nhận bồi thường”.
Lý do bên bị vi phạm không được bồi hoàn chi phí thuê luật sư trong vụ việc trên không phải xuất phát từ quy định của pháp luật. Bởi lẽ, quy định trên trong Bộ luật tố tụng dân sự chỉ áp dụng cho tranh chấp được giải quyết tại Tòa án, không áp dụng cho tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài. Pháp luật trong tài không có quy định tương tự như quy định trong tố tụng tại Tòa án.
Trong tranh chấp về vi phạm quyền dân sự theo nghĩa rộng (bao gồm cả kinh doanh, thương mại) tại Trọng tài, chi phí của bên bị xâm phạm và thắng kiện hoàn toàn có thể được coi là một loại thiệt hại nên nếu hợp lý thì được bồi thường. Trong một Phán quyết trọng tài khác, Hội đồng Trọng tài còn xét rằng “Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn khoản chênh lệch giá 30.819,60 USD do phải ký các hợp đồng mua hàng tương tự từ đối tác khác và 2.690,95 USD chi phí dịch thuật, chi phí hợp pháp hóa giấy tờ và các chi phí khác liên quan đến việc kiện tụng mà Nguyên đơn đã có đủ bằng chứng, chứng từ chứng minh.
Chi phí liên quan đến kiện tụng là “tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra” (khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005), trong trường hợp cụ thể này, đây là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc Nguyên đơn phải khởi kiện Bị đơn để đòi bồi thường thiệt hại". Thực ra, lý do bên bị vi phạm không được bồi hoàn chi phí thuê luật sư trong vụ việc trên xuất phát từ sự chuẩn bị của Nguyên đơn. Ở đây, Nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh chi phí thuê luật sư là có thực và hợp lý.
Đây cũng là hướng giải quyết trong một Phán quyết trọng tài tại VIAC, theo đó “Về yêu cầu thanh toán thù lao luật sư, thù lao ủy quyền và chi phí khác: Với yêu cầu này, Hội đồng Trọng tài nhận thấy, đây là yêu cầu chính đáng của Nguyên đơn , nếu Nguyên đơn đưa ra được chứng cứ cụ thể làm cơ sở yêu cầu bồi thường các khoản chi phí pháp lý mà Nguyên đơn phải trả như: hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Nguyên đơn và Luật sư, hóa đơn (VAT) thanh toán tiền dịch vụ pháp lý, ... căn cứ vào Hồ Sơ vụ tranh chấp, Hội đồng Trọng tài chưa tìm thấy các chứng cứ pháp lý để xem xét theo yêu cầu của Nguyên đơn”. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý là, khi tham gia vào tố tụng trọng tài, cần chuẩn bị kỹ hồ sơ để được bồi hoàn chi phí thuê luật sư, cung cấp cho Hội đồng Trọng tài chứng cứ chứng minh chi phí thuê luật sư của mình là có thực cho vụ tranh chấp và chi phí mà mình bỏ ra thuê luật sư là hợp lý.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.